Đà Nẵng mong muốn không tổ chức Hội đồng Nhân dân
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mong muốn tiếp
tục không tổ chức HĐND quận, huyện, phường trong thời gian tới.
Ngày 15/8, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu và UBND TP
Hà Nội đã có cuộc làm việc với UBND TP Đà Nẵng về kinh nghiệm trong quản lý đô
thị.
Phát
biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thương - Phó giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng
thừa nhận Luật tổ chức chính quyền địa phương hiện nay đang tồn tại một vấn đề
mà TP rất phân vân và ái ngại khi tiếp xúc cử tri. Đó là vấn đề lập lại HĐND
tại các quận, huyện trong thành phố.
Theo
ông Thương, khi tiến hành thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường thì bộ máy tại
các quận, huyện, phường không cồng kềnh, ít tốn kém. Bây giờ lập lại HĐND mỗi
HĐND quận huyện có thêm hai phó chủ tịch và các ban, gây ra nhiều điểm chưa hợp
lý.
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng thừa nhận thành phố rất tiếc khi không được tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường.
“Phía UBND quận huyện rất nhiều đầu việc nhưng buộc phải giảm một
phó chủ tịch, vấn đề này bất hợp lý vô cùng. Hiện nay mỗi quận huyện đều xây
thêm các trụ sở HĐND, xe cộ thiết bị hoàng tráng, gây lãng phí", ông
Thương nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
thừa nhận thành phố rất tiếc khi không được tiếp tục thực hiện thí điểm không
tổ chức HĐND quận, huyện, phường.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng nhấn mạnh, trước đây, bộ máy rất gọn nhẹ và
hoạt động hiệu quả, giảm bớt các tầng nấc. Với TP như Đà Nẵng không nhất thiết
phải tái lập lại HĐND quận, huyện, phường bởi trước đây vẫn hoạt động rất trơn
tru.
“Mong Bộ Tư pháp ghi nhận vấn đề này, tương lai quay lại
(không tổ chức HĐND quận, huyện, phường-PV) thì rất may cho các TP như Đà
Nẵng”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Trước đó, Đà Nẵng là một trong 10 địa phương được chọn làm thí
điểm không tổ chức HĐND tại 7 quận, huyện và 45 phường từ năm 2009.
Theo kết quả khảo sát, có đến 68,8% ý kiến cho rằng, việc không tổ
chức HĐND tại cấp quận, huyện, phường như thí điểm không có ảnh hưởng gì đến
việc bảo đảm quyền đại diện và quyền làm chủ của người dân vì đã có các kênh
giám sát khác. Quyền làm chủ của nhân dân cũng được bảo đảm thông qua việc cung
cấp, công bố các thông tin, các quy định, chính sách mới của Đảng và Nhà nước,
công khai, minh bạch các chế độ, chính sách đến nhân dân được thực hiện thường
xuyên và kịp thời và bằng nhiều hình thức.
Từng trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Phan Văn Hùng, Vụ
trưởng Vụ chính quyền địa phương - Bộ Nội vụ cho biết, Quốc hội khóa XIII, kỳ
họp thứ 9 đã thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương thay thế Luật tổ
chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân năm 2003 với nhiều điểm mới cơ bản.
Trong đó 10 tỉnh, thành phố được thực hiện thí điểm không tổ chức
Hội đồng Nhân dân gồm Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, Đà
Nẵng, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang.
Theo ông Hùng, đến nay, nhiều địa phương đã đề nghị Trung ương
tiếp tục cho thực hiện chủ trương này.
“Bộ Nội vụ đã có văn bản báo cáo với cơ quan có thẩm quyền quản lý
cán bộ. Sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Bộ Nội vụ sẽ ban hành văn
bản hướng dẫn để các địa phương tổ chức thực hiện”, ông Hùng nhấn mạnh.
Theo: baodatviet.vn
Post a Comment