Bất chấp đe dọa hạt nhân, Hàn Quốc và Mỹ tập trận chung
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung
Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận thường niên thứ 2
trong năm, bất chấp lời đe dọa tấn công hạt nhân của Triều Tiên nhằm đáp trả
cái mà Bình Nhưỡng gọi là một cuộc tập dượt xâm lược.
Quân
đội Triều Tiên cho biết hôm 22.8 rằng họ sẽ biến Seoul và Washington thành
"một đống tro tàn bằng một đòn phủ đầu hạt nhân" nếu họ thấy bất kỳ
một dấu hiệu xâm lăng nào.
Tuyên
bố cứng rắn của Bình Nhưỡng về đợt tập trận mới này của Mỹ và Hàn Quốc là không
bình thường. Nhất là khi cảnh báo được đưa ra sau khi thông tin về một vụ đào
tẩu của một nhà ngoại giao cấp cao Triều Tiên được đăng tải và kế hoạch của Mỹ
là thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến tại Hàn Quốc.
Đơn
vị "tiên phong" của Triều Tiên đã sẵn sàng để thực hiện một cuộc tấn
công vào lực lượng Hàn Quốc và Mỹ tham gia vào cuộc tập trận, theo tuyên bố của
quân đội Triều Tiên được truyền hình nhà nước KCNA phát đi.
Bộ
Thống nhất Hàn Quốc bày tỏ sự hối tiếc với lời cảnh báo "mạnh" từ
Triều Tiên, khẳng định là cuộc tập trận chung với Mỹ chỉ là động thái phòng
thủ. Cả Seoul và Washington đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không có ý định xâm
chiếm Bình Nhưỡng.
Cuộc
tập trận Ulchi Freedom Guardian (Người bảo vệ tự do Ulchi) sẽ diễn ra từ
ngày 22.8 và kéo dài 12 ngày, phần lớn dựa trên các mô phỏng thực tế ảo và một
cuộc chiến giả định. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 25.000 lính Mỹ và
50.000 binh sĩ Hàn Quốc, theo thông tin của quân đội Mỹ và Hàn Quốc cung cấp.
Cuộc
tập trận quy mô lớn lần này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Thae Yong Ho, Phó đại
sứ Triều Tiên tại London bỏ trốn sang Hàn Quốc mà chưa rõ nguyên
nhân. Bình Nhưỡng gọi ông này là "cặn bã của xã hội" và là một tên
tội phạm bỏ trốn với nhiều cáo buộc gồm cả tội tấn công tình dục trẻ vị thành
niên.
Ngày
22.8, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nói rằng hiện đang có những dấu hiệu
cho thấy sự "rạn nứt nghiêm trọng" trong tầng lớp cầm quyền ở
Triều Tiên khi một số nhân vật cấp cao tìm cách đào thoát. Bà Park nói trong
một cuộc họp an ninh rằng Bình Nhưỡng có thể thực hiện các hành động
"khiêu khích" chống lại Hàn Quốc để chuyển sự chú ý của công chúng
khỏi các vấn đề trong nước.
Nhiều
nhà phân tích chính trị nói rằng cuộc đào tẩu của ông Thae sẽ làm khó cho chính
quyền của ông Kim Jong-un, nhưng điều này không đủ để làm suy yếu sự gắn kết
của tầng lớp tinh hoa tại nước này. Trên thực tế, số người Triều Tiên đào tẩu
sang Hàn Quốc từ khi ông kim Jong-un nắm quyền vào cuối năm 2011 đến nay vẫn
thấp hơn nhiều so với thời kỳ cha ông làm lãnh đạo Triều Tiên.
Triều
Tiên đã tăng các chỉ trích từ khi Mỹ và Hàn Quốc quyết định triển khai Hệ thống
phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), mà Washington và Seoul nói là cần
thiết để chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng từ Bình Nhưỡng.
Hiện
vẫn còn 28.500 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, một phần di sản cuộc cuộc chiến
Triều Tiên từ năm 1950-1953, với kết thúc bằng một hiệp định đình chiến thay vì
một hiệp ước hòa bình.
Theo: motthegioi.vn
Post a Comment