Top game kỹ thuật số hot nhất toàn cầu trong tháng 7/2016
Giờ đây, chúng ta đã có một ông vua mới, và đó
không ai khác ngoài Pokémon GO, game mobile có màn ra mắt thành công nhất trong
lịch sử. Tựa game đình đám này ngay lập tức chiếm lấy vị trí số một cả về doanh
thu và lượng tải về tại mọi quốc gia mà nó phát hành, mặc dù còn nhiều lỗi kỹ
thuật mà Niantic phải mất … cả tháng mới giải quyết được.
Một xu hướng chung đang diễn ra trên thị
trường game toàn cầu, đó là các mảng game mobile, console và MMO miễn phí
liên tục phát triển, giành lấy thị phần của mảng game xã hội, PC DLC và MMO trả
phí. Tháng 7 vừa qua, mobile có bước tiến mạnh mẽ nhất với doanh thu +16,3% so
với cùng kì năm ngoái. Sự tăng trưởng vượt bậc này đến từ số lượng lớn gamer
“nhà nghèo” tại các nước Châu Á đang phát triển bị cuốn vào “cơn bão” Pokémon GO.
Dữ
liệu dựa theo cơ sở nghiên cứu SuperData Research
Phân tích chung về bảng xếp
hạng
Bảng xếp hạng console tháng 7 không đem
đến nhiều bất ngờ, khi mà Call of Duty: Black Ops III vươn lên vị trí số một nhờ vào map
“Descent” mới cập nhật. Bên cạnh đó, FIFA 16 lại
một lần nữa cho thấy sự vượt trội của mình so với “người tiền nhiệm” FIFA 15
khi có mặt ở vị trí thứ 2. “Bom tấn” Overwatch rớt
xuống vị trị thứ 5 – một điều hoàn toàn có thể đoán trước được bởi đây là hệ
quả tất yếu của những game trả phí trước; mặc dù vậy nó vẫn đang dẫn đầu trên
bảng xếp hạng game PC.
Valve tìm kiếm thành công từ
thu phí trực tiếp eSports với Dota 2
Tháng 7 vừa qua cũng là một giai đoạn
thành công của Valve với chiến thuật thương mại trực tiếp của Dota 2. Từ ngày 8 đến
ngày 13 tháng 8, The International – giải đấu Dota 2 thường niên đã được tổ
chức tại Seattle, với quỹ tiền thưởng lên tới con số kỷ lục 20,8 triệu USD
(2015 là 18,4 triệu). Số lượng người đăng ký theo dõi giải đấu cũng ở mức cao
nhất trong năm, vào khoảng 650 ngàn người xem so với mức trung bình là 400
ngàn.
Giải đấu này gần như được tài trợ hoàn
toàn từ 25% doanh thu Battle Pass trong Dota 2. Nhờ mối liên kết giữa Battle
Pass và The International, Valve lợi cả đôi đường khi mà sự thành công của
chúng thúc đẩy lẫn nhau, nhờ đó mà trong nửa đầu năm 2016, doanh thu của Dota 2
đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, Valve là công ty duy nhất thành
công nhờ chiến lược thương mại hóa một sự kiện eSports qua thanh toán vật phẩm
in-game. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy eSports có thể trở thành nền
tảng để phát triển một tựa game trong thị trường hiện nay.
Con “dao hai lưỡi” của việc
chia sẻ IP: Clash of Clans và Clash Royale
Trên bảng xếp hạng mobile, chúng ta bắt
đầu thấy dấu hiệu đi xuống của “gã khổng lồ” Supercell khi Clash of Clans và
Clash Royale từ vị trí thống trị nay đã ở vị trí thứ 4 và thứ 5. Mặc dù Clash
Royale đã có màn ra mắt vô cùng thành công, song đằng sau đó là một cái giá
không hề nhỏ khi 2 tựa game “bom tấn” của Supercell đang tự tranh giành thị
phần của nhau. Doanh thu của Clash of Clans giảm 23% từ tháng 3 sang tháng 4,
Clash Royale cũng gặp phải tình cảnh tương tự trong cùng thời kỳ đó.
Xu hướng thoái trào tiếp tục với tổng
doanh thu của hai tựa game này giảm 16% từ tháng 5 sang tháng 6 và 12% từ tháng
6 sang tháng 7. Mặc dù đem đến thành công ban đầu cho Clash Royale, song con
dao hai lưỡi ”chung IP” đang thực sự gây tổn hại lớn cho Supercell.
Pokémon GO là game mobile ra
mắt thành công nhất trong lịch sử
Giờ đây, chúng ta đã có một ông vua mới,
và đó không ai khác ngoài Pokémon GO, game mobile có màn ra mắt thành công nhất
trong lịch sử. Tựa game đình đám này ngay lập tức chiếm lấy vị trí số một cả về
doanh thu và lượng tải về tại mọi quốc gia mà nó phát hành, mặc dù còn nhiều
lỗi kỹ thuật mà Niantic phải mất … cả tháng mới giải quyết được. Thành công của
Pokémon GO là lời phản pháo trực tiếp nhất tới những chỉ trích về chiến thuật
mobile được cho là “ngược đời” của Nintendo: sử dụng “cánh cổng” game mobile để
thu hút người chơi “ngoại lai” đến với game console và tay cầm.
Mặc dù đang trong giai đoạn thoái trào
mạnh mẽ, song tới năm nay, doanh số của máy 3DS nhảy vọt lên tới 50% so với
cùng kỳ năm ngoái, các tựa game như Pokémon Omega, Alpha Sapphire và Pokémon
X/Y (ra mắt năm 2015 và 2013) cũng được tiêu thụ nhiều gần gấp đôi. Nguyên nhân
duy nhất để lý giải cho điều này chỉ có thể là sức hút của “cơn bão” Pokémon
GO.
Starcraft Reboot: Tốt cho
Blizzard và xấu cho Starcrat II
Trong tháng trước, Blizzard có lộ ra tin
đồn rằng họ có dự định phát hành một phiên bản Starcraft HD, và trang tin tức
iNews24 của Hàn Quốc đang khẳng định rằng thông tin chính thức sẽ được công bố
ở BlizzCon 2016 ở tháng 11 tới. Đây là điều hoàn toàn bất ngờ khi Starcraft II vẫn đang hoạt động tốt. Nhờ có tính
hoài niệm lớn cho sản phẩm kinh điển, một phiên bản HD remake với giao diện tối
ưu hóa gần như chắc chắn sẽ mang lại thành công cho Blizzard. Tuy nhiên, một
Starcraft: Brood War hồi sinh sẽ “ăn thịt” cộng đồng người chơi của Starcraft
II và phân chia lượng người chơi thi đấu ra làm 2 phần riêng biệt.
Mặc dù, Starcraft II là một thành công
lớn và mang về tới 314 triệu USD cho Blizzard trong vòng 4 năm qua nhờ vào
chiến lược phát hành lâu dài, phân ra 3 phiên bản nội dung lớn, tập trung vào
từng chủng tộc trong game. Tuy nhiên ở khía cạnh thi đấu eSports, Starcraft II
chưa bao giờ đạt được thành công như người tiền nhiệm, bất kể nỗ lực quảng cáo
và nâng cao tiền thưởng của nhà sản xuất. Do đó, Blizzard hi vọng rằng một bản
Starcraft remake sẽ “thắp lại lửa” cho người chơi đến với Starcraft II, nhưng
triển vọng đưa nó thành một sản phẩm eSports lớn chắc là rất nhỏ.
Theo: gamek.vn
Post a Comment